Như các em đã biết, ở một nhiệt độ nhất định các chất khác nhau có thể hòa tan nhiều hoặc ít không giống nhau. Đối với một chất nhất định, ở những nhiệt độ khác nhau cũng hòa tan nhiều ít khác nhau. Để có thể xác định lượng chất tan này, hãy cùng Admin.edu tìm hiểu độ tan của một chất trong nước qua bài sau nhé.
NỘI DUNG CHÍNH
1. Chất tan và chất không tan
A .Thí nghiệm về tính tan của chất
- Thí nghiệm 1: Hòa tan cát và muối vào nước

So sánh tính tan của cát và muối trong nước
Nhận xét: Muối tan tốt trong nước, cát không tan trong nước.
Kết luận: Có chất tan, có chất không tan trong nước.
- Thí nghiệm 2: Thử tính tan ít hay nhiều của đá vôi (CaCO3) trong nước

Sự tan nhiều hay ít của chất tan
Kết luận: Có chất tan nhiều, có chất tan ít trong nước
B. Tính tan trong nước của một số axit, bazơ và muối

Bảng tính tan của các chất
- Hầu hết axit tan trong nước trừ axit silixic (H2SiO3)
- Bazơ hầu hết không tan trong nước trừ KOH, NaOH, Ba(OH)2 còn Ca(OH)2 ít tan

Màu sắc của một số kết tủa
- Muối:
- Muối của Na, K đều tan như KCl, NaNO3, …
- Muối nitrat đều tan như Ba(NO3)2, Mg(NO3)2
- Phần lớn muối clorua, sunfat tan. Muối cacbonat đều không tan. Muối CuCl2 (tan), AgCl (không tan), K2SO4 (tan), BaSO4 (không tan)…
2. Độ tan của một chất trong nước
A. Định nghĩa
- Độ tan (S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam H2O để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định.
Ví dụ:
Ở 250C khi hòa tan 36 gam muối NaCl vào 100 gam nước thì người ta thu được dung dịch muối bão hòa. Người ta nói độ tan của NaCl ở 250C là 36 gam.
B. Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan
- Độ tan của chất rắn phụ thuộc vào nhiệt độ. Nhiệt độ càng cao thì độ tan càng lớn

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của chẩt rắn
- Độ tan của chất khí phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất. Nhiệt độ và áp suất càng lớn thì độ tan càng lớn.

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của chất khí
Ví dụ:
Ta tiến hành thí nghiệm hòa tan của chất khí khi tăng áp suất. Với cùng lượng chất khí và nước nhưng ta lần lượt giảm thể tích ở bình 2 và 3 theo mức độ tăng dần như hình vẽ:

Ảnh hưởng của áp suất đến độ tan của chất khí
Nhận xét: Nhiệt độ và áp suất càng lớn thì độ tan càng lớn ⇒ Lượng khí hòa tan trong bình 3 là nhiều nhất.
3. Bài tập
Bài 1:
Ở 20oC, hòa tan m gam KNO3 vào 95 gam nước thì được dung dịch bão hòa. Biết độ tan của KNO3 ở nhiệt độ 20oC là 42,105 gam. Giá trị của m là
A. 40.
B. 44.
C. 42
D. 43.
Lời giải:
Đáp án cần chọn là: A
Bài 2:
Độ tan của NaCl trong nước là 25°C là 36 gam. Khi mới hòa tan 15 gam NaCl vào 50 gam nước thì phải hòa tan thêm bao nhiêu gam NaCl để được dung dịch bão hòa?
A. 3 gam
B. 18 gam
C. 5 gam
D. 9 gam
Lời giải:
Gọi khối lượng NaCl cần hòa tan thêm là m
=> Khối lượng NaCl hòa tan vào 50 gam nước để tạo dd bão hòa là: mct = m + 15
Ta có: mdm = 50 gam
=> m = 3 gam
Đáp án cần chọn là: A
Qua bài viết trên, Admin.edu mong rằng các bạn sẽ có nhiều kiến thức hơn về độ tan của một chất trong nước. Chúc các em học tập thật tốt nhé.